Ý Nghĩa Về Gạo Với Người Việt Nam

Ý nghĩa hạt gạo đối với người Việt Nam

Gạo – nguồn lương thực quan trọng không thể thiếu trong mọi bữa cơm Việt. Hạt gạo được ví như “hạt ngọc trời”, đủ thấy dân ta coi trọng hạt gạo như thế nào. Vậy, ý nghĩa hạt gạo cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. 

Ý nghĩa hạt gạo là gì?

Gạo là lương thực chính của một bộ phận lớn người dân trên thế giới. Trong đó, 95% người Việt Nam sử dụng gạo hàng ngày. Gạo là sản phẩm được thu từ cây lúa. Kể đến cây lúa, chúng ta có cả một nền văn minh lúa nước kéo dài hàng ngàn năm. Cây lúa đã trở thành biểu tượng văn hóa, ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. 

Hạt gạo chúng ta thường gặp nhất là gạo trắng, có màu trắng đục hoặc trắng trong tùy loại. Bên cạnh đó, cũng có những loại gạo có màu đỏ hoặc nâu, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo tẻ. 

Gạo có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Gạo có thể nấu thành cơm, cháo, hoặc biến tấu thành các sản phẩm khác như phở, bún, miến, bánh tráng,… Gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp bia rượu, bánh kẹo, thậm chí là mỹ phẩm. 

Ý nghĩa hạt gạo

Gạo được sử dụng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Bên cạnh đó, hạt gạo cũng đang dần hội nhập vào nền ẩm thực phương Tây.

Từ đó cho thấy, ý nghĩa hạt gạo là vô cùng to lớn và quan trọng đối với người dân Việt Nam nói riêng và các quốc gia sử dụng gạo làm lương thực chính nói chung.  

Nguồn gốc của hạt gạo

Gạo là sản phẩm được lấy từ cây lúa. Theo Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS), tất cả các giống lúa gạo châu Á, trong đó có indica và japonica, đều bắt nguồn từ một loài lúa hoang có tên Oryza rufipogon ở Trung Quốc từ 8.200 đến 13.500 năm trước. 

Một nghiên cứu khác được công bố trong tạp chí Nature năm 2012 cho hay, việc thuần hóa cây lúa diễn ra ở thung lũng Châu Giang thuộc Trung Quốc. Từ đây, lúa được phát tán rộng rãi ra phía Nam và Đông Nam Á. 

Tác giả của cuốn sách “Cây lúa miền Bắc Việt Nam” được xuất bản năm 1964 – ông Bùi Huy Đáp – đã nói “Nếu Việt Nam không phải là trung tâm duy nhất xuất hiện cây lúa trồng thì Việt Nam cũng là một trong những trung tâm sớm nhất của Đông Nam Á được nhiều nhà khoa học gọi là quê hương cây lúa trồng” 

Tổ tiên của cây lúa ngày nay là cây lúa dại, có các đặc điểm như thân nhánh mọc xòe, bò trên mặt nước, hạt có râu dài và dễ rụng, tỷ lệ kết hạt rất thấp, phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngắn ngày. Trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, từ đời này qua đời khác, cây lúa ngày nay đã có năng suất cao hơn, khả năng chống chịu mạnh hơn. 

Cấu tạo của hạt gạo

Hạt của cây lúa sau khi thu hoạch được gọi là hạt thóc. Cấu tạo của hạt thóc bao 2 phần chính là vỏ trấu và hạt gạo. Vỏ trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt thóc, có ý nghĩa bảo vệ các thành phần bên trong hạt gạo. Một số hạt thóc đầu vỏ trấu có râu. Phần hạt còn lại bao gồm phôi nhũ, cám và hạt gạo. Phôi nhũ về sau sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Đây là phần nằm ở dưới bụng hạt gạo, nếu đủ điều kiện, mầm của cây mới sẽ mọc lên từ phôi nhũ. Phần này chiếm trọng lượng rất nhỏ, khoảng 1 – 2%.

Cám là một lớp màng mỏng bám bên ngoài hạt gạo, giàu vitamin B1. Phần còn lại là hạt gạo hay còn gọi là nội nhũ, chiếm 70-80% trọng lượng, là phần lưu trữ tinh bột, đường, protein,…. Gạo sau khi được xay xát có màu trắng nõn được gọi là gạo tẻ. Gạo sau khi xay xát có màu đỏ, nâu hoặc các màu sẫm được gọi là gạo nguyên cám (gạo lứt). Chúng có màu sẫm bởi vì chúng vẫn giữ được lớp cám mỏng bên ngoài. Gạo lứt thường cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ hơn là gạo trắng.

Quá trình từ hạt lúa thành hạt gạo

Thóc đem xay xát sẽ biến thành hạt gạo. Nghe tuy đơn giản nhưng quá trình này phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kì. 

Ý nghĩa hạt gạo

Lúa sau khi được thu mua sẽ được công nhân chuyển về nhà máy xay xát. Trước đó, lúa được công nhân đóng bao và cân kỹ để về sau tính hiệu suất. Sau khi trải qua công đoạn xay xát, gạo lúc này vẫn còn là gạo đen, cần được chuyển đến nhà máy chế biến để đánh bóng và chà trắng. Trước khi vào nhà máy chế biến, gạo đen này sẽ được kiểm tra qua một lượt. Chúng được lấy mẫu rồi kiểm tra độ ẩm. Những người công nhân sử dụng một máy xay xát mini để kiểm tra độ trắng và chắc của hạt gạo. Sau đó, gạo được nấu thành cơm. Ý nghĩa của công đoạn này là để kiểm tra độ dẻo, nở, thơm của hạt gạo. Tất cả những quy trình phức tạp này được gói gọn trong vòng 60 phút. 

Để trở thành gạo trắng như chúng ta vẫn thường thấy, gạo nguyên liệu phải trải qua quá trình xát trắng để bóc lớp cám bên ngoài. Hạt gạo có thể phải trải qua 2 – 3 lần xát trắng như thế. Sau đó, gạo sẽ trải qua 4 – 6 lần đánh bóng liên tiếp, rồi cho ra thành phẩm trắng nõn đẹp mắt. Thực tế, hạt gạo càng bị xay xát và đánh bóng nhiều, giá trị dinh dưỡng càng giảm. Tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng chủ yếu là gạo trắng để nấu cơm hàng ngày. So với gạo nguyên cám (gạo không trải qua quá trình đánh bóng và xát trắng), thì gạo trắng có vị dễ ăn hơn, ngoại hình đẹp mắt hơn. 

Ý nghĩa hạt gạo

Ý nghĩa của hạt gạo thể hiện như thế nào qua kinh tế, văn hóa và đời sống người Việt. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ý nghĩa hạt gạo

Ý nghĩa hạt gạo đối với nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia với tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, lúa nước là cây lương thực được chú trọng phát triển nhất. Ngày càng có nhiều giống lúa mới được lai tạo và phát triển. Điển hình như giống lúa ST25 được kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu, mang lại cho Việt Nam danh hiệu giống gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Thị trường xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cũng đang mở rộng. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan và Ấn Độ. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta. 

Ý nghĩa hạt gạo đối với văn hóa ẩm thực Việt Nam

Từ lâu, hình ảnh cây lúa hạt gạo đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam. Ở bất cứ nơi đâu, người ta luôn nhớ về những bữa cơm quây quần bên gia đình, nhớ về vị ngọt thơm của “hạt ngọc trời”. Hạt gạo có mặt trong mọi bữa cơm, mọi buổi tiệc, mọi lễ hội ẩm thực. Nhắc đến ẩm thực Việt Nam, không thể không nhắc đến các món ăn được biến tấu từ hạt gạo như phở, bún, miến, bánh tráng,… Hay chỉ đơn giản là một nồi cơm niêu được nấu từ nồi đất, cũng thể hiện được cái chất phác, cái vị ngon ngọt từ hạt gạo Việt Nam. Có thể nói, gạo là linh hồn của ẩm thực Việt. giá trị của hạt gạo không chỉ dừng lại ở giá trị thương phẩm mà còn là giá trị tinh thần. 

Ý nghĩa hạt gạo đối với văn hóa đời sống người Việt

Giá trị của hạt gạo không chỉ dừng lại ở giá trị thương phẩm mà còn là giá trị tinh thần. 

Không biết từ bao giờ mà việc bổ sung thực phẩm hàng ngày được gọi là “ăn cơm” hay “dùng cơm”. Mặc dù thứ tạo nên sự nổi bật trong bữa cơm là hương vị các món ăn, nhưng bát cơm nóng nổi lại góp phần tôn lên hương vị đó. Vị ngọt thanh có trong mỗi hạt cơm là thứ linh phẩm mà không một thứ gì có thể lẫn lộn được. Chính vì thế, “ăn cơm” đã trở thành văn hóa đời sống quan trọng của mỗi một người dân đất Việt.
Ý nghĩa hạt gạo đối với người Việt Nam là vô cùng to lớn. Hạt gạo đã chiếm một vị trí quan trọng trong tâm hồn mỗi người, tạo nên cái nôi văn hóa, ẩm thực đặc trưng của dải đất hình chữ S. Hạt gạo còn là yếu tố quyết định đến nền kinh tế nước ta. Vì thế, mỗi một chúng ta đều có nghĩa vụ trân trọng, gìn giữ và nỗ lực đưa gạo Việt vươn ra thế giới, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.



HỆ THỐNG COFFEE MARKETINFO
Đối tác

Ngân hàng Phương Đông

THƯƠNG MẠI MARKETINFO

THƯƠNG MẠI MARKETINFO

THƯƠNG MẠI MARKETINFO

Copyright © Thương Mại Quảng Cáo Market Info. All Rights Reserved.
Đang online: 2   |  Tuần: 760  |  Tháng: 3742   |  Tổng truy cập: 1488225